Hoàng Vĩnh Giang là ai? Thông tin, tiểu sử của ông Hoàng Vĩnh Giang
Hoàng Vĩnh Giang là ai: Ông được biết đến là "ngôi sao lớn trên bầu trời thể thao Việt Nam đầu thế kỷ 21". Ông qua đời ngày 11/9/2021 tại nhà riêng.
Hoàng Vĩnh Giang là ai?
Hoàng Vĩnh Giang là một nhà hoạt động thể thao tại Việt Nam. Vì những đóng góp cho nền thể thao Việt Nam trong giai đoạn 1996-2005, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ông là người đầu tiên trong ngành Thể dục thể thao được phong tặng danh hiệu này.
Ngoài ra, ông Hoàng Vĩnh Giang cũng giữ chức đốc Sở TDTT Hà Nội lúc sinh thời, cũng như chức Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023.
Ông Hoàng Vĩnh Giang là một trong những "cây đại thụ" của làng thể thao Việt Nam
Hoàng Vĩnh Giang là ai: Thông tin của Hoàng Vĩnh Giang
Tên thật: Hoàng Vĩnh Giang
- Quê quán của Hoàng Vĩnh Giang: Hà Nội
- Ngày sinh của Hoàng Vĩnh Giang: 1946
- Ngày mất của Hoàng Vĩnh Giang: 11/9/2021
- Nghề nghiệp: Vận động viên, nhà hoạt động thể thao

Ông Hoàng Vĩnh Giang thời trẻ nổi tiếng với khả năng nhảy cao
Hoàng Vĩnh Giang là ai: Sự nghệp và cuộc sống của Hoàng Vĩnh Giang
Được biết, cha ông Hoàng Vĩnh Giang ông là Giáo sư Hoàng Minh Giám, cháu ngoại của đại thần nhà Nguyễn Cao Xuân Dục. Giáo sư Hoàng Minh Giám từng nắm nhiều trọng trách trong bộ máy lãnh đạo của Nhà nước từ sau Cách mạng tháng Tám.
Gia tộc của ông Hoàng Vĩnh Giang có truyền thống nhiều đời đỗ khoa bảng, giữ chức vụ cao và đã có đến hai Thượng thư Bộ lễ.
Theo Nguyên Phó TTK Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) Dương Nghiệp Khôi, vào thập niên 1960-1970, ông Giang Hoàng Vĩnh Giang thường đưa vợ con qua thăm bố mẹ ông và anh trai là giáo sư Dương Nghiệp Chí, sau đó ngủ lại để sáng hôm sau thi nhảy cao. Ông Dương Nghiệp Chí thường kể với ông Khôi rằng, ông Hoàng Vĩnh Giang rất giỏi và "thông minh tuyệt đỉnh" vì dù tự học nhưng thạo cả tiếng Anh, Trung và Nga.
Ông Hoàng Vĩnh Giang, không chỉ thừa kế trí tuệ từ thế hệ cha ông mà từ thời trẻ, ông đã sớm bộc lộ năng khiếu thể thao. Ông từng theo đuổi võ thuật nhưng lại chuyển hướng khi sang Liên Xô (cũ) để theo học chuyên ngành quản lý thể thao tại Đại học TDTT Kiev. Lúc bấy giờ ở Liên Xô, nghiên cứu sinh Hoàng Vĩnh Giang quyết định chuyển hướng hoàn toàn sang môn điền kinh.
Tại Học viện Thể dục thể thao Kiev, ông đã nhảy cao hơn đầu mình đến 32cm bằng một kĩ thuật mới.

Trong sự nghiệp, ông Giang từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của ngành Thể thao Việt Nam như Giám đốc Sở Thể dục Thể thao (TDTT) Hà Nội, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam nhiều kỳ SEA Games, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký (TTK) Ủy ban Olympic Việt Nam
Trong sự nghiệp thể thao, ông đã đóng góp 158 chiếc Huy chương vàng cho đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 22. Ở sự kiện này, Ông Hoàng Vĩnh Giang đã được xem là quân sư thể thao Hà Nội và cả nước, khi tổ chức thành công SEA Games 22 về mọi mặt, đưa đoàn thể thao Việt Nam đến ngôi nhất toàn đoàn.
Người đứng đầu ngành thể thao Hà Nội lúc bấy giờ có tôn chỉ "đi tắt đón đầu", khi ông mạnh dạn thổi những làn gió mới vào thể thao nước nhà nói chung. Trong đó, bóng đá nữ là một trong những "đứa con" đáng chú ý của ông Hoàng Vĩnh Giang. Nhờ bàn tay nâng đỡ, chỉ dẫn của ông mà đội bóng đá nữ Hà Nội được mở rộng phạm vị hoạt động, trở thành chìa khóa của đội tuyển quốc gia và nhiều lần vô địch SEA Games, tiến xa đến tận đấu trường ASIAD, châu Á.
Trong vai trò quản lý, ông Giang là "người cha tinh thần" của nhiều VĐV trẻ và có tên tuổi ngày trước như Phương Lan, Thúy Hiền, Duy Kiếm, Thanh Xuân (wushu), Nguyễn Thị Tĩnh, Lan Anh, Chí Đông (điền kinh), Ngân Thương (thể dục)...

Ông là nguồn cảm hứng, "người đỡ đầu" của các thế hệ VĐV Việt Nam
Năm 2012, ông Giang được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) trao tặng giải thưởng quốc tế vì có nhiều đóng góp cho sự phát triển của phong trào Olympic Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung. Trong những năm cuối đời, ông Hoàng Vĩnh Giang vẫn không ngừng cống hiến cho ngành thể thao nước nhà qua vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Olympic Châu Á, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.
Trưa ngày 11 tháng 9 năm 2021, ông từ trần tại nhà riêng vì tuổi cao sức yếu. Ông hưởng thọ 76 tuổi.
Tiểu sử của Hoàng Vĩnh Giang
Hoàng Vĩnh Giang (1946 - 11/9/2021, Hà Nội), là con của Giáo sư Hoàng Minh Giám. Gia đình ông có truyền thống đỗ đạt khoa bảng. Ông có năng khiếu thể thao xuất chúng, là vận động viên thi đấu chuyên nghiệp và từng là kỷ lục gia nhảy cao của Việt Nam. Về sau, ông giữ vai trò quản lý, người phát triển thể thao Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung qua các chức vụ quan trọng.
Ngày 11/9, ông từ trần tại nhà riêng, hưởng thọ 76 tuổi.
Sự kiện Hoàng Vĩnh Giang qua đời
Chiều 11/9/2021, thông tin ông Hoàng Vĩnh Giang qua đời để lại nhiều tiếc thương.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Lê Thị Hoàng Yến, ông Hoàng Vĩnh Giang có nhiều công lao, đóng góp to lớn đối với nền thể thao Việt Nam. Ông là người tìm ra những môn thể thao mới, phù hợp với người Việt Nam, đặc biệt là ở các nội dung thi đấu của nữ.
"Ông Hoàng Vĩnh Giang mất đi là tổn thất rất lớn đối với ngành thể dục thể thao. Ông đã cống hiến cho ngành từ khi còn là vận động viên cho tới khi lên vị trí quản lý, lãnh đạo; là người có uy tín cao đối với lĩnh vực thể thao trên trường quốc tế”, Phó Tổng cục trưởng Lê Thị Hoàng Yến nói.
Lúc sinh thời, ông Hoàng Vĩnh Giang từng bày tỏ sự trăn trở cho sự nghiệp thể thao nước nhà như sau: “5 năm dùi mài kinh sử cộng thêm 3 năm nghiên cứu sinh, khi về nước, tôi đã tự nhủ trong lòng phải thiết kế lại cho thể thao Hà Nội nói riêng mà cũng là giúp cho thể thao Việt Nam nói chung lộ trình tiến ra khu vực và châu lục.
Tôi không thích dùng từ ao làng khi nói về thể thao Đông Nam Á. Bởi ở sân chơi này, các VĐV của chúng ta ngoài niềm đam mê cũng phải tận hiến, cũng phải hy sinh bản thân mình, cũng phải đổ mồ hôi, nước mắt để mang về vinh quang cho quê hương, cho dân tộc. Từ sân chơi Đông Nam Á, thể thao Việt Nam mới có bàn đạp vững chắc để bước ra biển lớn. Tôi không bao giờ muốn nhắc đến công lao của bản thân mình, vì nó sẽ là nhỏ bé so với công sức mà các VĐV thân yêu của chúng ta đã bỏ ra. Họ đã chiến đấu vì hình ảnh ngôi sao trên lá cờ tổ quốc”.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét