
Lời khuyên chân thành dành cho ông Mạc Văn Trang
Một điểm yếu của các nhà rân chủ giả hiệu quốc nội đó chính là không chịu được áp lực từ dư luận trong nước, nhất là khi ho được ống kính truyền thông lên án công khai trước công chúng. Tất nhiên, là con người ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, thế nhưng với những nhà rân chủ, là những người thường xuyên lên mạng xã hội để phát tán các thông tin xấu độc, nhưng khi phải đối mặt với truyền thông, với dư luận xã hội thì họ bỗng dưng trở thành những con rùa rụt cổ.
Chẳng hạn, mới đây trong bài viết trên Tiếng Dân News, admin của page này đã lên tiếng thay cho ông Mạc Văn Tran khitỏ ra vô cùng bức xúc vì bao nhiều lần phản biện, “góp ý” là bấy nhiêu lần bị đài VTV và dư luận xã hội vạch mặt. Và cũng từng ấy lần các trang báo lề trái là hậu phương cho ông Mạc Văn Trang đều lên tiếng bênh vực, bao biện, thậm chí phản pháo lại sự thật.
Đây đúng thực là trò lố bịch được đám rận chủ và kền kền diễn đi diễn lại. Vấn đề phản biện xã hội là điều tất yếu để xã hội phát triển theo quy luật tự nhiên. Nhưng đối với đám rận chủ, số chống đối chính trị, họ luôn mượn vai hoặc khoác lên mình tấm áo choàng người “phản biện” để che đậy về con người thực, kẻ chống đối xã hội để thực hiện mưu đồ đen tối. Cho nên, phản biện xã hội chẳng qua chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, còn thưc chất là hành vi chống đối, xuyên tạc nhằm kéo lùi sự phát triển xã hội hoặc phủ nhận những thành tựu mà Đảng và nhân dân đã gặt hái được.
Trường hợp của ông Trang là điển hình, như trong cuộc chiến chống dịch Covid 19, ông chê trách, phê phán các vị lãnh đạo từ Sài Gòn ra Hà Nội không biết hình dung trước, nên phát ngôn và ra những quyết định rất cảm tính, ấu trĩ”. Ông cũng hả hê “Mấy tháng nay thì Hà Nội “bung”, “toang” thật rồi, mà những điều tôi hình dung trước cho Hà Nội thì đúng như vậy.” Nhưng trên thực tế, số ca nhiễm ở Hà Nội chỉ bắt đầu tăng mạnh từ khi bắt đầu mở cửa sống chung với dịch bệnh theo đúng ý ông Trang, còn trước đó số ca nhiễm được kiểm soát rất thấp, có thời điểm chỉ còn vài chục ca một ngày. Ta có thể nhìn ra ngay vấn đề của ông Trang ở đây là hoàn toàn không có chuyên môn, không có hiểu biết, cũng không dựa trên thông tin số liệu mà hoàn toàn cảm tính, cóp nhặt.
Thật ra, ai cũng có niềm tin của mình, và có quyền nói lên ý kiến để bảo vệ những gì mình cho là đúng. Nếu như ông Trang có thể khăng khăng cho rằng góp ý chống dịch của mình luôn luôn đúng, kể cả sau này thực tế đã chứng minh là sai, thì tại sao lại cấm người khác quyền bảo vệ ý kiến của họ? Hay ông nghĩ rằng mình là chuyên gia giáo dục lâu năm nên chỉ ông mới có quyền lên tiếng và dạy bảo, “gõ đầu” người khác, từ các giáo viên đến lãnh đạo?
Khi phản biện, chỉ trích người khác thì phải chấp nhận việc bị chỉ trích, phản biện ngược lại. Đó chắc hẳn cũng là cách xử sự của những chuyên gia phản biện nghiêm túc, với mong muốn đóng góp giá trị cho xã hội. Nhưng ông Mạc Văn Trang thì lại thích phản biện bằng những ý kiến cảm tính, không có cơ sở thực tế, thích khoe khoang hiểu biết cá nhân, nhưng khi bị chỉ trích ngược lại thì y như rằng ông và đám kền kền lại có phản ứng thái quá.
Mà thực ra cũng dễ hiểu thôi, ở cái tuổi thất thập cổ la hy như ông, không thể chịu được áp lực dư luận, nhất là số phản biện ngược lại lại là thế hệ tuổi con, tuổi cháu ông Trang. Nói phải thì củ cải cũng phải nghe, ông đừng nghĩ mình lớn tuổi thì nói gì cũng đúng và ngược lại, dù nhiều người trẻ, nhưng nhận thức chính trị tốt, có hiểu biết thì họ hoàn toàn dám lên tiếng phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và lên án các hành vi chống phá. Cho nên, đã đến lúc ông Trang nên rửa tay gác kiếm, vui thú tuổi già bên con cháu và những người bạn già, đừng để tới lúc áp lực từ phía dư luận khiến ông tăng sông, ngã bệnh ra đó thì khổ người thân mà thôi, còn đám kền kền đến thăm hỏi chút đường sữa là cũng sẽ “lặn không xủi tăm”.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét