
HÀNG NGÀN CÔNG DÂN MỸ BIỂU TÌNH ĐÒI "NHÂN QUYỀN" TRONG SỰ BẤT LỰC!
Loa Phường
Hàng chục nghìn người biểu tình đổ về Washington và nhiều địa điểm khác trên khắp nước Mỹ vào ngày 11/6 để phản đối nạn bạo lực súng đạn sau nhiều vụ xả súng chấn động.
Theo March For Our Lives (MFOL), tổ chức được thành lập bởi những người sống sót sau vụ xả súng tại trường trung học ở bang Florida năm 2018, có khoảng 40.000 người đã tập trung tại quảng trường phía trước Đồi Capitol ở thủ đô Washington của Mỹ hôm 11/6 để yêu cầu các nhà lập pháp thông qua đạo luật hạn chế súng đạn.
Những người biểu tình mặc áo của MFOL tập trung tại công viên quốc gia ở Washington, mang theo tấm biển với dòng chữ “hãy bảo vệ trẻ em, thay vì súng”.
Nhiều người tham gia biểu tình này đều là nạn nhân hay có thân nhân là nạn nhân trong các vụ xả súng. Như bà Courtney Haggerty, một thủ thư 41 tuổi, từ Lawrenceville, New Jersey, đã đến Washington cùng con gái Cate, 10 tuổi và con trai Graeme, 7 tuổi, để tham gia cuộc biểu tình. Bà Haggerty cho biết vào tháng 12/2012, vụ xả súng tại trường tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut, cướp đi sinh mạng của 26 người, chủ yếu là học sinh 6-7 tuổi, xảy ra chỉ một ngày sau sinh nhật đầu tiên của con gái bà. Hay X Gonzalez, người sống sót sau vụ xả súng ở Marjory Stoneman Douglas vào năm 2018 và đồng sáng lập tổ chức MFOL, phát biểu tại cuộc biểu tình vào ngày 11/6: “Chúng tôi đang bị sát hại. Nhưng Quốc hội đã không làm gì để ngăn chặn (điều đó)”...
Người biểu tình cầm biểu ngữ với dòng chữ “Tôi muốn sống ở một đất nước trân trọng người dân họ hơn súng đạn”.
Người biểu tình cũng đặt 45.000 bình hoa trắng tại khu vực, tượng trưng cho số người thiệt mạng bởi súng đạn tại Mỹ trong năm 2020. Hàng trăm cuộc tuần hành cũng diễn ra trên khắp nước Mỹ, trong đó hàng nghìn người đã tham gia biểu tình phản đối bạo lực súng đạn ở thành phố New York.
Các vụ xả súng đã thúc đẩy các cuộc tranh luận về bạo lực súng đạn tại Mỹ. Tuy nhiên, hy vọng về một đạo luật kiểm soát súng cấp liên bang vẫn rất mong manh, do sự phản đối của đảng Cộng hòa đối với bất kỳ hạn chế vũ khí nào.
Như vậy, những cuộc biểu tình này rồi sẽ lại chẳng đi đến được đâu, người dân Mỹ có kêu gào như dân chủ, nhân quyền của mình như thế nào rồi sẽ chẳng ai được giải quyết.
Bình luận về nhân quyền cho dân Mỹ, facebooker Đông Kinh cho rằng:
" Để có những thứ nhân quyền khác thì quyền cơ bản đầu tiên của mỗi con người là được sống và phải sống đã thì mới hưởng thụ được các quyền con người khác. Nhưng rất nhiều em học sinh Mỹ đến trường không nghĩ đây sẽ là buổi học cuối cùng của cuộc đời mình, nhiều bà nội trợ không nghĩ rằng đây là buổi đi siêu thị cuối cùng của cuộc đời mình, nhiều cặp đôi không nghĩ rằng đây là buổi đi chơi, đi xem phim cuối cùng của cuộc đời mình. Bởi họ còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đã nằm xuống một cách rất đau lòng rồi. Công dân Mỹ có thể tự hào Chính phủ bảo hộ họ rất tốt khi ở nước ngoài, không ai dám động vào công dân Mỹ nhưng ở trong nước, tính mạng của họ mỏng như 1 tờ giấy, sẵn sàng bị 1 viên đạn lạc nào đó xuyên qua.
Dân chủ vì sao? Bởi đây không phải là cuộc biểu tình đâu tiên cũng như không phải cuộc biểu tình cuối cùng đòi công bằng cho nạn nhân của súng đạn, đòi thắt chặt việc quản lý súng đạn ở Mỹ. Chính quyền Mỹ biết, quan chức của Mỹ biết và họ cũng thừa hiểu nguyện vọng của người dân. Nhưng họ lại không thích làm đấy.
Bởi thứ chính quyền đó, bởi thứ quan chức đó đang bị điều khiển, chi phối bởi các tập đoàn vũ khí của Mỹ. Họ nhân danh nhân quyền, nhân danh văn hóa súng đạn của Mỹ để trì hoãn những biện pháp hữu hiệu trong quản lý súng đạn hơn. Trong nhiệm kỳ tổng thống, người có bàn tay ấm áp, người đạt giải Nobel hòa bình như Obama đã phải khóc đến 3 lần trước truyền thông khi nghe tin về một vụ xả súng nào đó, khi bất lực khi các biện pháp quản lý chặt chẽ súng đạn do Tổng thống Mỹ đưa ra bị bác bỏ. Nguyện vọng của người dân, quyền lực của Tổng thống Mỹ, tính mạng của hàng trăm ngàn nạn nhân không bao giờ bằng những đồng đô la xanh mát rượi được.
Cho nên biểu tình cứ biểu tình chứ nhân dân Mỹ cũng bất lực trong dân chủ, nhân quyền của chính nước mình!"
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét